Tháng 7 Âm lịch được gọi là "tháng cô hồn", tháng của quỷ đói, ngày rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân. Trong Phật giáo, tháng này có lễ Vu Lan, một ngày lễ rất lớn để mọi người hiếu ông bà, cha mẹ. Trong "tháng cô hồn", nhiều sự việc, kế hoạch quan trọng của đời người như cưới hỏi, khai trương, xây nhà, mua xe… đều phải tránh.
Tháng 1 và 7 có thể coi là vị trí nhạy cảm khi âm dương giao hòa. Tháng 1 là Tết của dương thế còn tháng 7 được coi như Tết của âm thế.
Theo tử vi của người phương Đông, ở góc độ âm dương ngũ hành, tháng 1 hay tháng 7 Âm lịch ứng với trục Dần Thân. Đây là trục đối xứng của chòm sao Tử Vi Thiên Phủ. Hai chòm sao này là biểu tượng của vòng quay âm và dương. Tháng 1 và 7 có thể coi là vị trí nhạy cảm khi âm dương giao hòa. Tháng 1 là Tết của dương thế còn tháng 7 được coi như Tết của âm thế.
Tháng 7 Âm lịch cũng là thời điểm mà Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế. Dân gian vẫn quan niệm, các vong hồn khi được thả ra sẽ quấy phá các công việc của con người, theo đó, nếu làm những việc lớn như động thổ xây nhà, mua xe... đều phải kiêng kỵ. Nếu thực hiện sẽ không được hanh thông và gặp phải nhiều rủi ro.
Cận cảnh cúng Cô Hồn (sưu tầm)
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, những điều kiêng kỵ trên là theo thói quen từ xa xưa. Lý do là nước ta có khí hậu nhiệt đới, tháng 7 Âm lịch là mùa mưa ngâu, những việc như động thổ đào móng hay đổ mái khi gặp mưa xuống sẽ rất vất vả.
Xung quanh những kiêng kỵ trong "tháng cô hồn", Thượng toạ Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ trên tờ Gia đình & Xã hội: "Dân gian quan niệm tháng Bảy là tháng ma quỷ hành hoành khắp nơi nên làm việc gì cũng không tốt. Tuy nhiên, Phật giáo hoàn toàn không có quan niệm này cũng như quan niệm về ngày tháng tốt, xấu. Nếu tâm sáng thì ngày nào cũng là ngày tốt. Kiêng kỵ là phản khoa học".
Cũng theo nguồn trên, nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì khẳng định: "Thói quen tâm lý người Việt từ bao đời nay không làm việc đại sự vào tháng này, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt và những vùng không chịu ảnh hưởng phong tục, tập quán tâm lý như trên.
Tháng Bảy Âm lịch cũng là tháng mưa nhiều, vì thế, nhiều gia đình không làm nhà, động thổ hay xây dựng, một phần là do thời tiết. Nhưng mỗi vùng có một điều kiện khí hậu, thời tiết khác nhau nên cũng không thể kết luận được thời tiết ảnh hưởng đến việc kiêng xây nhà. Bởi, nếu có điều kiện thuận lợi họ vẫn làm".
Những việc cần phải biết và nên làm trong "tháng cô hồn"
- Cúng cô hồn vào bấy cứ ngày nào trong tháng 7 Âm lịch, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 16 Âm lịch thì càng tốt, để tỏ lòng thành của mình.
- Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay vãng sanh đường trong chùa chiền lưu giữ các hũ hài cốt. Vì "tháng cô hồn" còn gọi là Tết của những người Âm.
- Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, các bạn chưa kịp thắp nhang khấn vái thì có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì bạn lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay bạn. Nếu bạn giật lại thì hậu quả sẽ để lại một điều tệ hại. Những dấu hiệu khi bạn chưa cúng kiến mà đã có người chầu trực mà giật có nghĩa là có tín hiệu tốt.
- Nên hạn chế sát sanh các con vật.
- Nên cúng xe ôtô dù xe kinh doanh hay không kinh doanh.
- Nên ăn chay để tránh điềm dữ.
- Nên làm phúc thiện mạnh mẽ trong tháng này.
- Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, Vu Lan báo hiếu, Địa tạng).
- Nên ăn nói nhã nhặn vui vẻ trong gia đình hay với bạn bè đối tác.
- Nên tránh xa khi có dấu hiệu xung đột bên cạnh bạn.
- Nên cứu người khi gặp nguy cấp.
- Nên đi chùa chiền thắp nhang cầu xin sức khòe, cầu siêu…
- Khi các bạn cúng cô hồn xong thì sau 1 ngày đó hoặc cuối tháng 7 thì nên dùng bột trừ tà mà tiêu khử, tránh trường hợp các âm hương linh phảng phất vào nhà mình tụ ở lại và đồng thời vào đầu tháng 8 Âm lịch thì nên dùng bột tẩy uế mà tẩy hoàn toàn trong căn nhà mình để có tác dụng cân bằng sinh khí trong nhà.
Sưu Tầm