Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Phong tục về những điềm lành và kiêng kỵ trong ngày Tết

Phong tục về những điềm lành và kiêng kỵ trong 3 ngày Tết, đặc biệt là ngày mùng 1 Tết, đã được ông bà ta từ ngàn xưa đã chiêm nghiệm và đúc kết, truyền lại cho con cháu đến ngày nay. Vậy những điềm lành và kiêng kỵ trong ngày Tết là gì?

Những điềm lành ngày Tết
Hoa mai: Sau Giao thừa, đến sáng mùng 1 Tết, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may, mọi người ai cũng cầu mong, vì sách có câu “Hoa khai phú quý”.


Vì vậy từ sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, nếu co hoa nở là điềm may mắn cho năm mới. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh xuất hiện bất ngờ.
Chó lạ vào nhà: Tục ngữ “Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang”.
Cây đào: Nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.

Cây quất: Nếu cây có một hoặc nhiều hoa nở sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, hoặc chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc.
Những điều kiêng kỵ ngày Tết
Theo quan niệm trong ngày đầu năm (Nguyên Đán) mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người, do đó, người Việt có một số kiêng kỵ như sau:
Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.
Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm.
Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.
Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió v.v…
Trong ngày này, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của Trung Quốc, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất.
Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay.
Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… Nếu ăn những thứ này bào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy.
Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.

Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành. (Ca dao: “Mồng năm, mười bốn hăm ba. Đi chơi cũng lỗ lọ là đi buôn”).

Sưu Tầm

Thủ tục bốc lại bát hương cuối năm

Dịp cuối năm là lúc con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Vào cuối năm, nhiều gia đình thường có nhu cầu bốc lại bát hương.


Lý do của việc thay đổi này là do trong nhà đang có nhiều bát hương cần gộp lại, hoặc có ít quá (một bát chung) cần tách ra, hay thay đổi bát hương cho đồng bộ…


Bất cứ ai cũng có thể bốc được bát hương, miễn là thành tâm và thân thể sạch sẽ. Ảnh minh họa.

Một số điều cần phải lưu ý khi bốc lại bát hương:

Đầu tiên, chúng ta thường nghĩ người bốc bát hương phải là người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng gia chủ đích thân bốc là tốt nhất. Đó phải là người thành tâm và chân tay sạch sẽ. Nhờ người bốc, nhiều khi người ta cho bùa chú, hay các hạt nhựa (ngoài cửa hàng gọi là đá) vào sẽ không tốt.

Tiếp theo, bát hương đã bốc xong phải đặt trên bàn thờ được dọn sạch sẽ, gọn gàng. Tốt nhất nên tham khảo thêm cách bày trí bàn thờ theo phong thủy. Chú ý là những đồ bày trên bàn thờ, dùng cho thờ cúng, chứ không phải bày cho đẹp, mua đủ thứ đồ nhựa nhiều màu sắc về là không tốt. Có thể bày tiền vàng mã, tiền xu, chứ không bày tiền thật. Bởi vì khi đặt tiền thật trên mâm lễ, trên ban thờ… thì thần linh, gia tiên (người mình cần cầu xin) rất khó về, những nguyện cầu (nhỏ) của mình khó được đáp ứng.

Vào ngày Tết ông Táo, có thể bày thêm bánh kẹo, đồ mã (là phong tục, nhưng hạn chế, vì đốt nhiều gây ô nhiễm môi trường). Vào ngày 30 Tết đến mùng 5, dán Táo quân phù để mời Táo quân quay lại.

Nguyễn Mạnh Linh
Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc
Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị – ĐHXD

Hoa nào không nên cắm trên bàn thờ?

Truyền thống của người Việt trong cúng Rằm, mùng Một, lễ Tết, giỗ chạp… là bên cạnh mâm cơm, bát hương, chén nước, lúc nào cũng phải có một bình hoa đẹp. Nhưng không phải hoa nào cũng có thể cúng lễ. Ông Phạm Quang Tuyến (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) hướng dẫn cách chọn hoa cúng như sau:


Hoa nhài là một trong số loại hoa không nên cắm trên ban thờ. Ảnh minh họa

Ý nghĩa của việc dâng hoa

Với người Việt, trong thờ cúng tổ tiên, lễ chạp, các ngày sóc, vọng (ngày Rằm, mùng Một) và thờ phụng tâm linh… việc dâng hoa cúng thanh khiết, thể hiện tâm thành rất quan trọng (hương, hoa, trà, quả). Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, thánh, gia tiên, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.

Đối với các phật tử, hoa là nhân, sau đó là kết quả. Cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân. Nếu cúng hoa đẹp sẽ hái được quả ngon, mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện.

Xưa đĩa hoa cúng có nhiều bông hoa các loại (bông huệ trắng muốt thơm ngát, bông ngọc lan thơm nồng, nhánh hoàng lan thơm mềm mại, nhánh hoa sói, bông hoa cúc, đóa thược dược)… tùy theo mùa. Hoa rất thơm, cúng xong các mẹ thường để khô, đến lần cúng sau mới thay hoa mới.

Hoa dâng cúng nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp. Hoa bây giờ có hàng trăm loại, tùy mùa mà dâng hoa cúng khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là cúc, hồng, sen, huệ… Nhiều loài hoa, nhưng chỉ có một số loại dùng để thờ cúng như hoa hồng, hoa huệ dùng để dâng cúng, còn hoa nhài chỉ để chơi và tẩm ướp trà… Do đó, cần biết để chọn hoa cúng phù hợp mới trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Hoa cúng lễ Phật ngoài mẫu đơn nên chọn hoa có màu vàng và đỏ – là những màu tượng trưng cho nhà Phật như cúc vàng, hồng đỏ (hồng không chọn hồng phơn phớt hoặc màu khác). Hoa cúc, hoa hồng không nên chọn những hoa nở to, nên lựa kỹ từng bông. Hoa thờ gia tiên ngày Tết nên cho vào nước vài viên thuốc B1 để có dinh dưỡng nuôi hoa tươi lâu.

Hoa huệ có nhiều loại, nhiều màu, nhưng để cúng thì nên mua huệ ta, trưng được lâu và chỉ nên cúng một màu để tạo sự trang nghiêm cho bàn thờ gia tiên.

Nếu trưng mai, đào trên bàn thờ, nên chọn cành nhiều nụ to, cánh hoa mịn, điểm lá non và nên mua trước Tết khoảng 3-5 ngày thì hoa mới nở rộ đúng dịp Tết.

Hoa nào không nên cúng?

Bên cạnh mâm cơm, bát hương, chén nước cúng tổ tiên, lúc nào cũng phải có một bình hoa đẹp đặt lên bàn thờ. Theo ông Phạm Quang Tuyến khi dâng hoa lên bàn thờ cũng cần hiểu ý nghĩa, chọn cho đúng loại để ban thờ được trang trọng.

Với hoa ly rực rỡ, thơm ngát không nên dâng lễ Phật nhưng có thể dâng gia tiên và nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu). Một số người kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở ban thờ gia tiên.

Hoa phong lan đẹp, bền được nhiều người mua cắm ban thờ dịp Tết, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có nhiều màu rực rỡ, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng.

Hoa địa lan thơm, không rực rỡ (chỉ có màu xanh, vàng), lại trồng ở đất (khác phong lan) nên không có tính chất khác. Dâng Phật, thánh, gia tiên đều được.

Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua) tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp.

Hoa đại (sứ, chămpa) thơm, màu đẹp, nhưng không dùng cúng trên bàn thờ vì giống bộ phận sinh dục nữ, còn theo tích Lào thì là chuyện tình yêu trai gái nên cũng không dùng.

Ngoài ra, có những loại hoa không được đem vào cả lễ Phật, thánh và gia tiên, ví dụ, hoa nhài tuy là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh (hoa nhài cắm bãi cứt trâu).

Hoa cúc áo (hoa cứt lợn), tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên ban thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp.

Cúc vạn thọ tên hay, màu vàng, ở miền Trung hay dùng vì dễ trồng dễ sống, có màu vàng tươi tắn, sự may mắn và thịnh vượng. Nhưng ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương lại không đưa lên ban thờ vì có mùi hôi.
Hoa râm bụt có màu đỏ, bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì có chữ “râm” đằng trước. Hoa phù dung tuy tên đẹp nhưng mau tàn, có tích không hay nên cũng không được dùng.

Trong nhà, bàn thờ Phật cần nhất chữ tâm và chữ tịnh, dâng hoa cúng không nên kết hợp nhiều loại vì sẽ giảm mất sự thanh thoát. Bàn thờ gia tiên cũng không nên cúng quá nhiều các loại hoa cùng lúc vì sẽ khiến bàn thờ mất thẩm mỹ. Tùy vùng, tùy nơi mà linh hoạt dùng hoa, không cố chấp quá, cũng không nên thoải mái, phóng túng quá (như phía Nam có nơi dùng hoa cúng là hoa điệp màu vàng, trắng, đỏ), có địa phương hiếm hoa còn cắt cây chuối non, đem vào cắm lục bình thay hoa.

Bàn thờ là nơi thể hiện sự thành kính của con cháu với gia tiên, dâng hoa cúng cần có thái độ kính cẩn, thể hiện nét đẹp hiếu hạnh của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về.

Với hoa giả, quả giả, nhang điện so với phẩm vật tươi thì có phần kém trang nhã, tươi mát hơn khi đưa lên bàn thờ. Cúng đồ giả tuy không mất trang nghiêm, bất kính hay có lỗi, nhưng có thể trưng ngày thường, còn ngày Rằm, mùng Một thì nên mua hoa quả tươi.
Lễ phẩm là biểu hiện của tấm lòng, do đó sẽ không tốt khi dùng lễ giả để mong biểu thị tấm lòng chân thật. Phẩm vật dâng cúng dù nhiều hay ít, tốt hoặc xấu, ngon hay dở nên là thật.

Sưu Tầm

Phong thủy nhà ở hút tài lộc trong năm mới

Năm mới đến rồi, hãy dọn dẹp và bài trí lại nhà cửa sao cho hợp lý, khoa học và hợp phong thủy nhất. Áp dụng những ứng dụng phong thủy sau để ngôi nhà của bạn trở thành thanh nam châm hút tài lộc năm mới.


1. Thông gió cho ngôi nhà
Trong phong thủy, luồng không khí tượng trưng cho dòng chảy tài lộc giúp bạn giàu có. Do đó, khí trong ngôi nhà phải được lưu thông, di chuyển khắp ngõ ngách để phát triển thịnh vượng. Dòng khí không quá nhẹ nhàng, cũng không nên quá nhanh theo kiểu “vừa vào đã ra ngay”.

2. Đoán vận may từ các ô cửa của ngôi nhà
Cửa chính là lối vào của cát khí, do đó nhìn vào cửa chính có thể đoán được bạn sẽ nhận được tài khí như thế nào, nhiều hay ít, tốt hay xấu, chính thống hay ngoài luồng, dễ dàng hay nhiều cản trở… Điều này cũng không có gì là khó, chỉ cần lau chùi cửa nhà sạch sẽ để tài lộc thịnh vượng vào nhà.

3. Không để trống các ngăn trong tủ lạnh
Tủ lạnh không nên để trống, các ngăn trong tủ lạnh phải luôn đầy thức ăn bởi nó có liên quan chặt chẽ đến nguồn tài lộc dồi dào và có lợi cho sức khỏe của bạn. Khi bạn có một tinh thần thoải mái với một cơ thể khỏe mạn, bạn sẽ tạo ra được nguồn thu dồi dào và lực hút tài lộc rất tốt.

4. Nhà bếp lúc nào cũng có món ăn ngon hoặc trái cây tươi
Nhà bếp là tượng trưng cho kho bạc, là đại diện chính cho sự giàu có trong ngôi nhà, vì vậy đối với các tủ bếp, bạn hãy để đầy những vật dụng phục vụ nấu nướng, các hộp gia vị, trái cây khô hoặc trái cây tươi ngon. Điều này giúp bạn có nhiều cảm hứng làm giàu và kiếm tiền.

5. Thực vật sống mang lại rất nhiều may mắn về tài lộc
Tại góc Đông hoặc góc Đông Nam phòng khách, bạn có thể trồng các loại cây cát tường như: cây trúc – tượng trưng cho phú quý, cây đồng tiền, cây hoa lan, cây quất… mỗi loại cây đều mang một nguồn năng lượng nuôi dưỡng tài lộc khác nhau, sản sinh cát khí, giúp bạn may mắn và tài lộc.

6. Cải thiện tình hình tài chính từ nhiều nguồn thu bằng ánh sáng
Ánh sáng có thể giúp bạn cải thiện tình hình tài chính, nhất là các dự án, công việc bấy lâu bế tắc. Dùng đèn hoặc nến thắp sáng hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để khai thông và trợ vận tài lộc.

7. Nhờ sự hỗ trợ của các linh vật phong thủy
Ngoài cây xanh bạn có thể đặt các linh vật phong thủy để chiêu tài, ví dụ như: hồ cá, tượng thần tài, bình tài lộc, cóc tài lộc… Tùy vào chất liệu của linh vật, bạn hãy chọn vị trí đặt sao cho phù hợp.

8. Treo tranh phong thủy dẫn dắt tài lộc
Ngoài việc tăng tính thẩm mỹ, bức tranh treo tường tại phòng khách cũng có một vai trò rất quan trọng nếu bạn muốn có thêm thu nhập. Hai loại tranh có tác dụng mạnh nhất là tranh cá chép có tác dụng chiêu tài và tranh hoa hướng dương, hoa mẫu đơn có tác dụng chiêu chính tài, chiêu khách hàng.

Bạn cũng cần lưu ý treo tranh phải chọn đúng hướng phù hợp và thích hợp với công việc của mình để việc chiêu tài được như ý.

Người Việt kiêng kị những gì trong 3 ngày Tết

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" là câu nói "cửa miệng" của người Việt, và việc kiêng kị để mong an lành được thực hiện nhiều vào dịp lễ tết. Dưới đây là một số kiêng kị của người Việt trong những ngày Tết...

Kiêng chúc Tết người đang nằm ngủ
- Ngày xưa đất tuy rộng nhưng không phải gia đình nào cũng có nhà to để phân ra thành phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách. Vì thế không hiếm trường hợp, khách đến nhà chúc Tết vào sáng mùng một, thấy vẫn có người nằm ngủ do phải thức khuya vào tối giao thừa. Đã đến nhà người ta thì phải xởi lởi mà chúc Tết, thế nhưng họ không chúc người đang nằm ngủ đó. Nếu không, lời chúc tốt đẹp lại bị xem như lời trù ẻo, muốn cho người ta phải nằm li bì trên giường bệnh.
- Vì thế, nếu có lòng, khách phải đợi đến khi người đó ngủ dậy mới nói ra lời chúc với họ.

Kiêng quét nhà
- Dân gian cho rằng, nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm thì cả năm gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt, thần tài sẽ đi mất, tiền bạc không đến được với gia đình và hiển nhiên nó mang lại điềm xấu, không may mắn.
- Theo một điển tích của Trung Quốc, trong “Sưu thần ký”, có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh. Khi ông đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần thương ban cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Từ ngày thương gia này đem Như Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm là giàu to.
- Một hôm Như Nguyệt phạm lỗi, Âu Minh không kiềm được cơn giận đã ra tay đánh cậu bé. qNhư Nguyệt hoảng sợ chui vào đống rác và biến mất, từ đó nhà Âu Minh làm ăn sa sút, buôn bán không được nên nghèo kiết xác. Dân làng cho đó là một vị thần mang lại sự giàu có mà nhà Âu không biết quý trọng. Kể từ đó mọi người kiêng không dám quét nhà đổ rác trong mấy ngày Tết.
- Vì có tục kiêng quét nhà đổ rác 3 ngày Tết, sợ rằng sẽ quét hết tiền bạc, vận đỏ ra khỏi nhà, nên ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, không vứt rác bừa bãi. Ở Nam Bộ, sau khi quét dọn người ta thường cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải. Ở nông thôn, ngày Tết nhà nào cũng rắc vôi bột ở bốn góc vườn, rồi vẽ mũi tên hướng ra cổng để xua đuổi ma quỷ.


Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen
- Theo quan niệm của người xưa, mùa xuân phải rực rỡ sắc màu thể hiện sức sống vạn vật và con đàn cháu đống nên đầu năm thì phải mặc trang phục màu sắc sặc sỡ( hồng, đỏ, vàng, xanh...), tạo nên sự hứng khởi tươi vui. Chính vì vậy các màu tẻ nhạt u trầm thường kiêng, đặc biệt hai màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, bị kiêng triệt để.

Kiêng khóc lóc, buồn tủi, bực tức
- Điều này thật dễ hiểu, vì đây là những hành động không hay mà bất cứ ai cũng không muốn làm vào dịp Tết. Nhưng nếu bất đắc dĩ phải rơi vào hoàn cảnh không vui, chúng ta nên cố gắng kìm chế để hưởng thụ một năm mới trọn vẹn niềm vui bên người thân, bạn bè, gia đình.
- Và đặc biệt trong ngày Tết nếu ai khóc, buồn bã và bực tức thì cả năm sẽ phải khóc, có nhiều chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ. Vì thế người ta kiêng kỵ điều này để tránh gặp phải xui xẻo cả năm.

Kỵ mai táng
- Tết Nguyên đán được gọi là “Tết Cả”, là ngày vui nhất của một năm, có ý nghĩa thiêng liêng mở đầu cho một vận hội mới của đất trời, của con người và dân tộc. Vì thế dù gia đình có tang cũng phải tạm gác chuyện buồn để hòa chung với niềm vui của cả dân tộc.
- Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết, là nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, còn ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh đó.
- Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp ngày đó. Đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm. Còn nếu qua đời đúng mùng 1 Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng 2 làm lễ phát tang

Kiêng đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết
- Gặp trường hợp đi chúc Tết nhà người ta, muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu, tốt nhất là vị khách nên chờ dịp khác chứ không được đánh thức anh ta dậy. Không chỉ khách, ngay cả người nhà cũng không nên đánh thức ai trong ngày này, mà phải để người ta tự dậy. Nếu không, người nằm ngủ đó sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm.


Kiêng về nhà ngoại vào ngày mùng 1, 4, 5 Tết
- Theo tục lệ xưa, con gái và con rể chỉ được về nhà ngoại chúc Tết vào mùng 2 hoặc mùng 3, kiêng các ngày mùng 1, mùng 4 và mùng 5. Nguyên nhân là ngày mùng 1 – ngày quan trọng nhất, họ có nghĩa vụ phải tỏ lòng hiếu đễ với bố mẹ, tổ tiên họ nội. Ngoài ra còn có quan niệm rằng phải về nhà vợ vào những ngày kể trên thì mới đem lại vận may cho gia đình bên ngoại.

Kiêng giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2
- Theo tín ngưỡng dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh của thủy thần nên cần kiêng giặt quần áo để không mạo phạm đến thần, dẫn đến gặp xui xẻo. Thực ra, người xưa chẳng có nhiều quần áo để giặt, và ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, tiết trời lạnh, việc ngừng giặt hai ngày cũng chẳng mấy ảnh hưởng đến họ.

Kiêng mở tủ vào mùng 1
- Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Vì thế, người xưa thường chuẩn bị sẵn quần áo cần mặc, treo ra ngoài trước giao thừa.

Kỵ vay mượn, trả nợ ngày đầu năm
- Chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu hoặc cấp bách, người ta mới nghĩ đến chuyện vay mượn tiền bạc hoặc đồ dùng của người khác. Và đây là vấn đề khá tế nhị mà người Việt luôn quan tâm, chú ý để tránh mất lòng nhau.
- Người xưa dạy, không nên vay hoặc cho tiền bạc, đồ đạc vào những ngày đầu năm mới vì sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu cả năm. Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như “dâng” tài lộc vào tay khác.
- Trong gia đình, ông bà, cha mẹ thường răn dạy con cháu trong dịp tết không nên vay tiền hay mượn đồ đạc của người khác, để tránh cho cả năm sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần, không may mắn trong công việc, làm ăn.


Kiêng cho nước, lửa
- Thật không may cho nhà ai mùng 1 Tết có người đến nhà xin lửa, xin nước. Ngày mùng 1 Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa có màu đỏ, màu mang lại may mắn đầu năm mới. Cho lửa là cho đi cái đỏ, cái may mắn trong năm mới sẽ khiến gia đình không giữ được tiền bạc, trong nhà sẽ gặp nhiều điều xui rủi, ra đường hay gặp tai vạ..
- Ngoài ra, cũng kiêng cho nước đầu năm vì nước vốn được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc: “Tiền vào như nước”. Thường thì trước khi bước sang năm mới, ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng, năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.
- Chẳng thế mà sáng mùng 1 Tết, rất nhiều nhà thời xưa hay thuê người gánh nước đến. Họ được mừng tuổi đôi ba hào, thế là cả chủ nhà lẫn người gánh thuê đều hả hê vì sẽ có một năm mới may mắn tốt lành.

Kiêng làm vỡ các đồ vật
- Ông bà ta quan niệm, từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa từ những vật dụng trong nhà cho đến các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Đó thật sự là những điều không tốt và không ai mong muốn xảy ra trong đầu năm mới.
- Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này phải cẩn thận, không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén…sẽ khiến gia đình chia rẽ ,bất hòa.
- Ngoài ra người Việt còn kiêng ăn thịt chó, cá mè, vịt, cá chuối, mở tủ..vì người ta cho rằng đó là những thứ sẽ không đem lại may mắn cho họ trong năm mới.

Kiêng cúng quan đương niên trong nhà
- Lúc giao thừa, người Việt thường có lễ cúng tiễn quan quân nhà trời coi việc năm cũ và đón quan quân coi việc năm mới đi thị sát trần gian. Việc này phải làm ở ngoài sân chứ không được làm trong nhà, bởi các ngài rất vội, không có thời gian ghé vào. Lễ dành cho việc cúng này thường gọn nhẹ: con gà luộc (hoặc thịt lợn luộc), hương, hoa, bình rượu nhỏ… và phải đợi tàn hương mới được đem vào nhà.

Kiêng ăn đuôi cá
- Ở miền Bắc có một số nơi cầu may năm mới bằng việc ăn cá chép – loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới thì trong năm đó sẽ được hanh thông trong chuyện học hành, thăng tiến. Tuy nhiên, nhằm tăng sự may mắn, người ta tránh ăn phần đuôi, để luôn có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới, chứ không chỉ đủ ăn đủ mặc.

Kiêng trượt chân, vấp ngã
- Trẻ con, thanh niên thường được người có tuổi dặn dò phải đi đứng cẩn thận, ngay ngắn trong ngày Tết, tránh trượt chân, vấp ngã vì như vậy sẽ bị dông cả năm. Trượt chân hay vấp ngã tượng trưng cho sự xui xẻo, trục trặc trong công việc.

Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa
- Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.

Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác
- Hành động thân mật, bỗ bã này nếu được bạn thực hiện trong những ngày đầu năm mới thì rất có thể gây ra sự khó chịu, thậm chí phản ứng tiêu cực. Nhiều người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp Tết, họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.
- Thật ra ngay cả trong những ngày bình thường, nhiều người Việt đương đại cũng tránh tối đa việc bị người khác vỗ vai hay quàng vai.

Kiêng đi chúc Tết khi đang có thai
- Không chỉ những người có tang mới kiêng đi chúc Tết, người Việt xưa còn tránh làm việc này khi đang có thai. Thật ra ngay cả thời hiện đại, nhiều phụ nữ cũng kiêng hoặc được dặn phải kiêng đến nhà người khác trong dịp đầu năm. Bởi theo quan niệm dân gian, bà chửa đem lại xui xẻo, đó là chưa kể đứa bé trong bụng sau này cũng thành kẻ ăn nói vô duyên. Mà đâu chỉ riêng ngày Tết, vào những ngày thường, không ít người hiện nay vẫn từ bỏ việc quan trọng định làm trong ngày nếu “ra ngõ gặp gái chửa”, hoặc có cố làm thì trong bụng vẫn dự cảm thất bại, dẫn đến không an lòng và hậu quả là việc không thành.

Kiêng quên khăn tay ở nhà người khác
- Người xưa cho rằng việc để quên khăn tay ở nhà người khác trong ngày Tết cũng giống như bạn bỏ lại sự xui xẻo, khó khăn cho người ta.

Ngọc Anh (tổng hợp)
Người Đưa Tin

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Cầu thang kính Phong cách hiện đại

Kính chịu lực cũng là một vật liệu đáng khen ngợi như vậy, nhất là khi nó được dùng để thiết kế nên những kiểu cầu thang đẹp lung linh nhưng cũng rất bền chắc với thời gian không kém gì cầu thang truyền thống bằng gỗ hay bê tông.

Mời bạn tham khảo những kiểu cầu thang như thế với hi vọng sẽ góp thêm chút ý tưởng giúp căn nhà của bạn thêm hiện đại và sang trọng.













Sưu Tầm

Tư vấn Nội Thất - Nhà liền kề KĐT Văn Phú

Yêu cầu cải tạo lại gần như toàn bộ không gian nội thất, thayđổi công năng của ngôi nhà vốn dĩ đã được thiết kế nằm trong quy hoạch chungcủa KĐT Văn Phú-Hà Đông để phù hợp cho mục đích kinh doanh kết hợp nhà ở. Nhà có2 mặt tiền, 3 mặt thoáng, nằm tại gócngã tư của đường quy hoạch, sau nhà là công viên cây xanh diện tích sàn mỗitầng khoảng 66m2, trong đó có 3 tầng và1 tum. Hiện ngôi nhà đã được xây dựng xong phần thô. Theo kế hoạch thì tầng 1và tầng 2 sẽ dành cho việc kinh doanh có thể là siêu thị nhỏ hoặc cửa hàngbánh ngọt, 2 tầng trên cùng sẽ là không gian ở và sinh hoạt cho gia đình vợchồng trẻ và 1 con gái đang độ tuổi học tiểu học.

Trả lời:
Do nhà bạn nằm trong khu quy hoạch chung của đô thị Văn Phúnên PSH chỉ xin đi sâu vào không gian nội thất kết hợp với những thay đổi nhỏvề ngoại thất không thay đổi kết cấu để phù hợp với kiến trúc vốn có của cảkhu nhà đã được quy hoạch.

PHỐI CẢNH NGOẠI THẤT

Đối với ngoại thất, chúng tôi chú trọng đến sự hài hòa của cảkhu phố, nên xin đưa ra một số thủ thuật làm đẹp cho ngôi nhà bạn như ốp đáchân tường cho nhà khỏe khoắn, hay những bồn hoa nhỏ cho ngôi nhà thêm sức sống,thêm một số mảng tường ốp gạch chỉ khác màu tường, chừng ấy cũng đủ cho ngôinhà bạn mang chút cá tính riêng và đẹp trong tổng thể.

Phối cảnh mặt tiền Ngoại thất :


Tầng 1 và tầng 2 là không gian dành cho việc kinh doanhsiêu thị hoặc cửa hàng bánh ngọt nên chúng tôi mở rộng nhiểu cửa sổ để tối ưuánh sáng cho không gian kinh doanh. Các hệ cửa kính cường lực khung nhựa lõithép cao sát trần sẽ giúp cho không gian kinh doanh rộng hơn với nhiều góc viewtừ trong ra cũng như các view đến.

Ở tầng 1 phần khoang thang sẽ được ngăn ra để tách biệt khuvực giao thông liên tầng với khu vực kinh doanh. Không gian này đủ để gia đìnhbạn để được xe máy, xe đạp khi cần thiết. Phương án trần thạch cao hiện đại chocả tầng 1 và tầng 2 với hệ đèn downlight tính toán sắp đặt để có ánh sáng mạnhvà đều sẽ giúp cho việc kinh doanh hiệu quả hơn.

Tầng 1+ 2 Kinh doanh siêu thị Mini


Tầng 3: Ở tầng 3 là toàn bộ các không gian sinhhoạt chung cho cả gia đình gồm phòng khách, phòng ăn và bếp 

Tầng 3 : Mặt bằng tổng thể 

Cả không gian tầng 3 được ngăn với khoang thang bằng cửagỗ-kính để đảm bảo sự riêng tư của gia đình. Phòng khách-phòng ăn-bếp là 1không gian liên hoàn, rộng rãi, chỉ được ngăn chia ước lệ, tương đối bằng lamgỗ, thay đổi vật liệu lát sàn hay cốt trần. Tất cả các đồ nội thất đều hiệnđại, vuông vức phù hợp với không gian thiết kế. Một số mảng tường làm đẹp bằnggiấy dán tường họa tiết, hay 1 màu sơn da cam nổi bật sẽ làm cho những khônggian chung này tràn trề sức sống.


Cả tầng 4 là không gian nghỉ ngơi riêng tư của mỗi thành viêntrong gia đình. Gồm 2 phòng ngủ dành cho bố mẹ và con gái, và một không gianvừa đủ là nơi thờ cúng tổ tiên.

Phòng ngủ lớn dành cho bố mẹ được ngăn ra thành 2 không gianriêng biệt là nơi ngủ và nơi làm việc, thay đồ. Phòng ngủ con gái nhỏ hơn vìvậy sử dụng những đồ nội thất đa năng để tối ưu diện tích sử dụng như tủ áo kếthợp bàn học, giá sách hay giường ngủ có ngăn kéo để đồ..v.v..

Tầng 4 : Mặt bằng tổng thể 


Xin chúc gia đình xây dựng được ngôi nhà ưng ý!

KTS Hoàng Tùng-KTS Nguyễn Đức Cảnh
Phòng Kiến Trúc
Công ty Cổ phần PSH
Add : A16- Khu đấu giá - Ngô Thì Nhậm -Hà Đông -HN

Tư vấn kiến trúc nhà nhỏ và méo 48m2.

Gia đình mình có 1 mảnh đất nhưhình đính kèm mình gửi. Hiện nay nhà mình cómong muốn xây dựng nhà mới vào khoảng đầu năm sau. Do kinh phí rất eo hẹp <500Tr, nhà mình dự định xây nhà 2.5 tầng, chi tiết cụ thể như sau:
Về mặt công năng sử dụng:
- Tầng 1: bếp + ăn, WC nhỏ, phòng khách, chỗ để xe máy.
- Tầng 2: 2 phòng ngủ 1 lớn 1 nhỏ, 1 WC lớn 
- tầng tum:phòng thờ nhỏ, phòng giặt, sân phơi.
Về mặt phong thủy:
- Nhà mình ở trong ngõ, dự tính xây hết đất ra sát mặt ngõ luôn nhưng vẫn mongmuốn có khoảng không gian xanh để lấy gió, lấy sáng.
- Theo sơ đồ thì phía mặt tiền nhà và phía trái nhà là 2 mặt thoángphía tráinhà là khoảng sân nhà hàng xóm, mặt sau và mặt phải đã có nhà xây xung quanh. 
- Nhà hướng chính nam, mình cũng nghe tư vấn qua về phong thủy thì cách bố trínhư hình mình đính kèm.
- Cầu thang: mình đang không định hình được nên đặt ở đâu, chiều cao các tầng,số bậc thang....
Kính mong PSH tư vấn mình cách thiết kế nhà, bố trí các phòng theo công năng sửdụng, bố trí đồ đạc sao cho hợp lý nhé. 
Cảm ơn PSH rất nhiều!
Thanks.

Kích thước mảnh đất:


Với lợi thế diện tích mặt tiền khá rộng , và có2 mặt thoáng nên việc bố trí công năng được đảm bảo yếu tố thông gió , chiếu sáng cho các không gian chức năng. Mặt tiền được thiết kế theo phong cách hiện đại,các mảng tưởng ốp gạch màu được tính toán kỹ lưỡng làm điểm nhấn cho mặt tiền khi kết hợp với những mảng tường sơn trắng. Với ý nghĩa là khoảng không gian đệm khi tiếp cận từ ngoài vào không gian phòng ngủ, ban công với lan can kính tạo nên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng hiện đại với cả mặt tiền.

Phối cảnh mặt tiền :



Mặt bằng tầng 1 :


Tầng 1 gồm : Phòng khách,sảnh nhỏ để xe, bếp , wc. Với một căn nhà diện tích bị hạn chế thì việc thiết kế sử dụng cho từng không gian cần được tính toán kỹ. Với yêu cầu chủ nhà ,PSH thiết kế sảnh nhỏ kết hợp với chỗ để xe. Không gian phòng khách tràn ngập ánh sang tự nhiên với mảng kính lớn. Bếp và cầu thang đẩy về phía sau nhưng vẫn đón đầy đủ ánh sáng tự nhiên từ mặt thoáng phía hông nhà . Cầu thang ở góc nhà trên tầng có thiết kế mái kính giúp đưa ánh sáng có thể tới không gian sâu nhất trong nhà.

Tầng 2 gồm : 1 phòng ngủ lớn và 1 phòng ngủ nhỏ, wc
Mặt bằng tầng 2 : 


Tầng 3 gồm: Phòng thờ,phòng giặt , và sân chơi


Mặt bằng tầng 3 :
Với những không gian nhỏ và không vuông vức như trên , việc thiết kế và bố trí công năng các phòng và không gian cần được tính toán kĩ để đảm bảo sử dụng tối đa diện tích mảng đất.
Gia đình Anh nên sử dụng dịch vụ tư vấn thiết kế chi tiết của PSH chi phí khoảng 2% giá trị xây dựng ngôi nhà hoặc các đơn vị tư vấn kiến trúc có uy tín khác , nhằm đảm bảo chất lượng ngôi nhà và không gian sống tiện nghi và phù hợp với ngân sách tài chính của gia đình .

Kiến trúc PSH rất hân hạnh khi tư vấn cho gia đình anh và chúc anh xây dựng được ngôi nhà ưng ý.
KTS.Nguyễn Đức Cảnh 
Phòng Kiến trúc - Công ty cổ phần PSH
Add:11/158 Hoàng Văn Thái – Thanh Xuân – Hà Nội

Thiết kế nhà đẹp 2 mặt tiền, đất 9m x 15m

Tôi có mảnh đất 9m x 15m nằm tại góc ngã tư 2 mặt đường, chiều rộng đất 9m tiếp giáp trục đường chính, hướng Đông. Chiều 15m tiếp giáp trục đường phụ, hướng Bắc, vỉa vè rộng 8m, các cạnh còn lại giáp nhà dân đã xây dựng. Đất trong khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc.
Nhờ KTS tư vấn xây nhà 2 tầng và 1 tum cho gia đình có 4 người.


Yêu cầu:
Tầng 1 có garage, phòng khách, đặc biệt bếp ăn rộng rãi để gia đình có thể tiếp đãi nhiều bạn bè, người thân cùng lúc khoảng 12-15người.
Tầng 2 có 3 phòng ngủ và phòngsinh hoạt chung, WC.
Tầng tum có 1 phòng ngủ khách, phòng thờ và 1 không gian nghỉ ngơi thư giãn.

Trả lời:
Trước tiên xin chúc mừng giađình anh chị sở hữu một mảnh đất ở vị trí rất đẹp.
Dựa trên các yêu cầu về công năng sử dụng, hình thức kiến trúc và các thông tin được cung cấp như trên, kiếntrúc PSH tư vấn cho anh chị như sau:
KTS tính toán mật độ xây dựnglà 70%, không xây hết đất mà dành ra một phần diện tích để làm sân vườn, tiểu cảnh nước giúp cho ngôi nhà bạn xanh mát, tự điều hòa và gần gũi với thiênnhiên. Đồng thời cũng có tác dụng ngăn bụi và giảm tiếng tiếng ồn của đường phố.

Phối cảnh mặt tiền :

Mặt bằng tầng 1 :


Tầng 1: Cổng vào nhà được mởtại trục đường chính, thẳng cổng vào là garage. Phòng khách được bố trí ngay bên cạnh garage, là một không gian mở, hoàn toàn thông thoáng với hệ vách kính cường lực tạo ra các góc view lớn không giới hạn tầm nhìn. Tiếp cận phòng khách qua tiền sảnh được lát đá xanh tự nhiên rất sang trọng. 

Phòng khách ngăn chia ước lệ với phòng ăn lớn bởi khoang thang có tiểu cảnh nước, giúp điều hòa khôngkhí tự nhiên và tạo cảm thoải mái, ngon miệng khi ăn uống. Cũng tương tự như phòng khách, hệ vách kính lớn cũng được sử dụng để lấy sáng tối ưu cho nơi ăn uống, không gian như được “nới” rộng ra hòa với cảnh trí được bày biện rất đẹp và tự nhiên của khu vườn nước

Mặt bằng tầng 2 :


Theo như yêu cầu của gia đình, KTS bố trí phòng sinh hoạt chung thẳng sảnh thang, đây là nơi gia đình sum vầy và nghỉ ngơi, hệ vách kính và lam chắn nắng đóng mở linh hoạt vừa giúp cho căn phòng thông thoáng mà vẫn chắn nắng, cách nhiệt hiệu quả, và cũng làm cho ngôn ngữ kiến trúc thêm phần khỏe khoắn và đa dạng. Bên cạnh phòng sinh hoạt chung là phòng ngủ chính cho bố mẹ, có WC riêng, đồ đạc được bố trí khoa học, hợp lý để thuận tiện nhất cho sinh hoạt.Tương tự 2 phòng ngủ còn lại cho 2 con cũng được bố trí để lấy được ánh sáng tự nhiên. Đảm bảo sự thông thoáng cần thiết.

Mặt bằng tầng 3 :


Bố trí 1 phòng ngủ khách và phòng thờ. Phần diện tích còn lại chúng tôi bố trí các phòng tiện ích khác như WC, giặt..và đặc biệt sẽ có 1 vườn nhỏ trên mái được bố trí tại phía Đông, có mái hiên kính che chắn nắng mưa, đây sẽ là nơi đón gió, ngắm nhìn cảnh quan xung quanh, uống trà thư giãn tận hưởng cuộc sống tiện nghi.

Archi Com

Xông đất và nghi thức cúng giao thừa 2014

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa. 

Thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới là thời điểm quan trọng, trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuẩn bị chu đáo để đón người đến xông đất, mang tài thần vào nhà.

Chào đón tài thần

Theo quan niệm của người xưa truyền lại thì mỗi năm có một vị hành khiển trông coi việc nhân gian, hết năm vị thần năm cũ lại bàn giao công việc cho vị thần năm mới. Vì vậy, nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và cúng ở trong nhà để đón rước thần năm mới. Tổng cộng một năm có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại


Cúng giao thừa trở thành một phong tục lưu truyền đến ngày nay. Tuy nhiên, phương thức cúng mỗi nơi mỗi khác. Như với người dân Phương Nam, nhất thiết phải chuẩn bị đủ một mâm ngũ quả gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung hoặc thơm. Mâm ngũ quả được đặt trang trọng trên bàn thờ suốt ba ngày Tết. Thông thường, mỗi nhà còn chuẩn bị thêm một dĩa ngũ quả đặt trên bàn thiên, một bàn thờ ngoài trời thông dụng ở miền Tây Nam Bộ.

Thời khắc giao thừa, người miền Nam cúng ngoài sân và trong nhà. Lễ cúng đơn giản với dĩa ngũ quả, hoa trang hoặc vạn thọ, sống đời, hai cây đèn cầy, lư hương, giấy tiền vàng bạc và một trái dừa tươi đã chặt sẵn. Đúng giờ khắc chuyển giao, gia chủ đốt nhang, thành kính khấn theo bài khấn: “Vái chín phương trời, mười phương Phật…”

Đó là lễ cúng giao thừa miền Nam ngày nay đã lượt bớt một số công đoạn cũng như giảm đi phần lễ. Nếu đầy đủ và “đúng chuẩn” thì phần lễ cần: hương (3 cây nhang to), hoa, đèn nến, trầu cau, quần áo, mũ thần linh và mâm lê mặn. Với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng. Đặt biệt kèm thêm bắp cải thảo… tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án. Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì hoá tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng


Khi khần xong gia chủ nên đốt thêm 4 cây nhang nhỏ, rồi ra cửa khấn tiếp và nhìn 4 hướng: Đông, Nam, Bắc hoặc Đông Nam với những người thuộc về Đông tứ trạch. Hướng Tây nam, Tây bắc, Đông bắc hoặc hướng Tây cho những người thuộc về Tây tứ trạch. Tiếp theo là khấn rước các vị tài thần mời họ vào để dùng hương hoa sắm lễ…của gia đình. Các vị tài thần gồm hỷ thần, tài thần… để cầu xin sức khỏe 1 năm an lành, hạnh phúc tấn tài tấn lộc, vạn sự như ý, an khang thịnh vượng. Do mỗi năm các vị tài thần đứng mỗi hướng khác nhau. Ví dụ: năm 2007 tài thần ở hướng Tây, hỷ thần Đông Nam. Vì vậy, gia chủ tốt nhất vái 4 hướng.

Chọn người xông đất

Sau khi hoàn thành thủ tục làm lễ, gia chủ chọn tuổi người nào hạp với Mạng và Thiên Can với mình để vào nhà xông đất. Đây cũng là một trong những phong tục được ông cha ta lưu truyền đến ngày nay. Theo đó, người đầu tiên bước vào nhà sau giao thừa (xông đất) là người được chọn lựa rất kỹ để đảm bảo may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.


Chọn người xông đất, nhất thiết phải xem tuổi. Lấy Thiên Can của tuổi mình so sánh với Thiên Can của người tốt có ý định chọn, nếu được Can Hạp là tốt, ngược lại gặp Can Phá là bớt tốt. Nên xem bảng tính sẵn sau đây:

Tuổi Giáp hạp với Kỷ mà kỵ với Canh – Mậu.

Tuổi Ất hạp với Canh mà kỵ với Tân – Kỷ.

Tuổi Bính hạp với Tân mà kỵ với Nhâm – Canh.

Tuổi Đinh hạp với Nhâm mà kỵ với Quý – Tân.

Tuổi Mậu hạp với Quý mà kỵ với Giám – Nhâm.

Tuổi Kỷ hạp với Giáp mà kỵ với Ất – Quý.

Tuổi Canh hạp với Ất mà kỵ với Bính – Giáp.

Tuổi Tân hạp với Bính mà kỵ với Đinh – Ất.

Tuổi Nhâm hạp với Đinh mà kỵ với Mậu – Bính.

Tuổi Quý hạp với Mậu mà kỵ với Kỷ – Đinh.

Trước khi xông đất chủ nhà phải chuẩn bị sẵn xô nước hoặc vòi nước, để người xông đất tạt nước hoặc xịt nước vào nhà. Đồng thời lấy hoa mai giả để sẵn ngoài cửa để người xông đất rải hoa mai từ ngoài cổng vào đến trong nhà. Ý nghĩa hoa mai là mang lại sự may mắn cho gia chủ. Cuối cùng chúc tết cho gia chủ.

Chọn người xông đất ngoài chọn tuổi hợp gia chủ cũng cần lựa chọn người có ngoại hình chỉnh chu và tên gọi may mắn như Tài, Lộc, Tiến, Giàu, Ngọc… Không chọn những người hiện đang có tang chế hoặc thai nghén vào xông đất.

Sưu Tầm

Vợ chồng xung khắc tuổi chưa hẳn xấu

Khi kết hôn, không phải xem tuổi có hợp nhau hay không mà quan trọng là xem cả hai đã sẵn sàng cho việc lập gia đình và có đủ khả năng bao dung, chấp nhận điểm yếu, lỗi lầm của nhau hay chưa.

Đó là ý kiến của Thiền sư Pháp Hạnh, một du sĩ có nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng cũng như nhiều bài pháp hay về hạnh phúc trong một buổi đàm đạo với các Phật tử khi nhiều Phật tử trẻ hỏi ông rằng có tuổi hợp nhau để kết hôn không? Trai gái yêu nhau nhưng đi xem bói thì thầy bói nói là tuổi không hợp nếu lấy nhau sẽ tuyệt mệnh thì nên làm thế nào?


Thiền sư Pháp Hạnh cho rằng, tuổi nam nữ có hợp nhau hay khắc nhau là dựa trên quan điểm ngũ hành: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc. Thông thường mọi người thích ngũ hành tương sinh, cho là có như thế thì mọi sự mới hanh thông, thuận lợi, phát triển… Nhưng thực tế ngũ hành tương khắc cũng tốt, thậm chí còn tốt hơn ngũ hành tương sinh.

“Vì ngũ hành tương khắc là khắc chế nhau, giữ cho mọi thứ ở thế quân bình, không quá vượng. Nếu mình có thói hư tật xấu mà không có ai khắc chế, ngăn cản thì mình sẽ đi đến đâu. Nếu chồng có thói quen ăn trộm mà vợ còn ủng hộ, khen ngợi, thì người chồng sẽ phạm tội nhiều đến chừng nào?", vị thiền sư dí dỏm.

Như vậy, thuận hay khắc đều tốt cả. Quan trọng là khi kết hôn, không phải xem tuổi có hợp nhau hay không mà cần xem hai điều. Đó là hai người đã sẵn sàng cho việc lập gia đình, cho việc có vợ, có chồng, và có con hay chưa? Hai người có đủ khả năng bao dung, chấp nhận điểm yếu, lỗi lầm của nhau hay chưa?

Cũng theo Thiền sư Pháp Hạnh, tương tự, tuyệt mệnh thì… cũng không sao. Nếu hai vợ chồng mà ý thức mình không sống lâu cùng nhau được thì mỗi giây phút đều cố gắng sống tốt, yêu thương nhau còn hạnh phúc hơn các cặp vợ chồng khác không biết quý trọng cuộc sống bên nhau khiến cho cả cuộc đời lúc nào cũng căng thẳng. Tuyệt mệnh như thế là đoạn tuyệt tham, đoạn tuyệt sân, đoạn tuyệt si.

Theo các thiền sư, thực tế các quan điểm về xem tuổi xung khắc hay ngày giờ tốt để dựng vợ gả chồng đều không quá quan trọng. Quan trọng là tâm con người. Những thói quen này đa phần là do tập tục để lại. Mọi người thực hiện vì thói quen, truyền thống, do sợ hãi (nếu không làm theo thì áy náy, sợ bị rủi ro, thất bại).

Do đó, khi thực hiện các công việc quan trọng như tang gia, cưới hỏi thì nên chiều theo ý kiến của mọi người cho vui vẻ thôi (bởi vì đối với mình thì ngày giờ nào cũng thế). Đó là tôn trọng tập tục và giữ sự hòa hợp với mọi người.

Sưu Tầm

Những vật dụng kiêng kỵ trong phòng tân hôn

8 đồ vật sau đây được coi là biểu tượng của năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm và cuộc sống của vợ chồng nếu được đặt trong phòng tân hôn.


Từ lâu, phòng tân hôn luôn mang ý nghĩa là nơi bắt đầu hạnh phúc hôn nhân của các cặp vợ chồng. Vì thế mà cách bài trí căn phòng này có rất nhiều điều cần lưu ý. Một số quy tắc phong thủy truyền thống trong cách bài trí phòng tân hôn có thể tránh được những điều không tốt đẹp xảy ra đối với đời sống hôn nhân của các cặp vợ chồng. 

Trong số tất cả đồ dùng phục vụ sinh hoạt và trang trí phòng tân hôn thì có 8 đồ vật sau đây được coi là biểu tượng của năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm và cuộc sống của vợ chồng dù nó được đặt ở vị trí nào đi chăng nữa. 

1. Rượu vang và những vật dụng đi kèm 

Đối với các cặp vợ chồng mới cưới thì rượu vang và những vật dùng đi kèm như kệ đựng, ly thủy tinh… được đặt trong phòng tân hôn sẽ tạo ra năng lượng phong thủy âm. Theo học thuyết phong thủy, rượu vang tượng trưng cho rượu nói chung và phụ nữ… trong khi đó, từ “thủy tinh” và “nỗi buồn kéo dài” trong tiếng Trung Quốc là từ đồng âm. Các dấu hiệu này cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc của vợ chồng và dễ nảy sinh những nỗi buồn, sự đau khổ kéo dài.

2. Các loại thực vật có gai 


Các loại thực vật có gai chủ yếu là hoa hồng, xương rồng… thường được trang trí trong phòng tân hôn. Tuy nhiên, theo phong thủy, những chiếc gai nhọn mang hàm ý đối đầu, ăn miếng trả miếng. Điều này khiến cho vợ chồng dễ gây tổn thương cho nhau (ở mức độ nhẹ), không bao dung, nhẫn nhịn và rất nhiều điều bất lợi khác liên quan đến cảm xúc.

Nếu muốn trang trí hoa hồng trong phòng tân hôn, tốt nhất nên chọn loại hoa hồng không có gai.

3. Đồ vật bị hỏng
Rất nhiều người thích bày biện một số đồ thủ công tái chế trong phòng tân hôn của mình, điều này khá phổ biến. Nhưng, trên thực tế, chúng ta không nên bày những đồ vật bị hỏng, không hoàn thiện. Những món đồ thủ công tái chế lại từ đồ cũ, hỏng sẽ tạo nên năng lượng phong thủy tiêu cực, có khả năng làm tan vỡ hạnh phúc hôn nhân, để lại sự mất mát và đổ vỡ về tình cảm.

4. Đồ cổ
Trong ngày cưới, người thân gia đình và bạn bè có thể tặng những món quà có giá trị như đồ cổ… Các cặp vợ chồng mới cưới thường sẽ đặt chúng trong phòng tân hôn của mình (có thể bày ra hoặc không)… mà không biết rằng những món đồ cổ này phát ra nguồn năng lượng âm tiêu cực rất lớn, làm mất cân bằng năng lượng âm – dương của căn phòng. Điều này dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, gây bất hòa trong hôn nhân và cuộc sống.

5. Đồ vật liên quan đến người cũ
Người cũ mà chúng ta đang đề cập đến có thể là người yêu cũ, vợ cũ hoặc chồng cũ. Nếu bạn đặt những đồ vật có liên quan đến những người này trong phòng tân hôn thì sẽ vô tình tạo ra rào cản, thậm chí là khó vượt qua được và sự chia cách về tình cảm vợ chồng.

6. Búp bê trang trí 


Nhiều cuộc điều tra phong thủy cho thấy rất nhiều cặp vợ chồng trẻ, mới cưới thích trang trí phòng tân hôn của mình bằng những con búp bê, tượng búp bê sứ… Thực tế, những con búp bê dễ thương đấy dễ dàng gây ra ảnh hưởng xấu đến tình cảm của hai vợ chồng, sự tổn thương, sự xúi giục gây mâu thuẫn từ bên thứ ba. 

7. Các loại vũ khí, công cụ góc cạnh, sắc nhọn 
Các loại vũ khí, công cụ góc cạnh, sắc nhọn là hiện thân của sự hiếu chiến, dễ dàng gây tổn thương và đau đớn cho chính mình. Khi đặt trong phòng tân hôn, chúng còn có ý nghĩa sự thù hận, sự chì chiết lẫn nhau. Vì thế, đừng bao giờ để những đồ vật trên xuất hiện trong phòng tân hôn của bạn để đảm bảo sự yên tĩnh, vui vẻ và hạnh phúc cho cuộc sống hôn nhân. 

8. Hình ảnh của những người khác
Khi còn độc thân, nhiều người thích để ảnh các ngôi sao, thần tượng của mình trong phòng ngủ. Nhưng nếu làm vậy với phòng tân hôn sẽ dẫn đến sự căng thẳng, bất lợi trong quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình. Do đó, việc lựa chọn trưng bày hình ảnh đặt trong phòng tân hôn cần phải rất thận trọng.

Sưu Tầm

Bố trí nhà hợp phong thủy 2014 cần lưu ý gì?

Có nhiều trường phái phong thủy, tuy nhiên thông dụng và hiệu quả nhất hiện nay vẫn là phương pháp sắp xếp theo Cửu tinh - hệ thống sao thuộc chòm Bắc Đẩu - vận hành liên tục theo chu kỳ nhất định.

Phong thủy trận đồ năm 2014 
Mỗi năm sẽ có một ngôi sao chủ quản, các ngôi sao còn lại trong hệ thống 9 ngôi sao sẽ ở một vị trí tương ứng, kết hợp với âm dương ngũ hành, tạo ra những tác động đến môi trường sống xung quanh chúng ta. Để bố trí đồ đạc theo nguyên lý phong thủy, chúng ta cần biết đến "phong thủy trận đồ" hàng năm. 

Cách xem mệnh theo Cửu tinh (Chín sao): 

Xem mệnh theo năm sinh, hay Bát trạch không phản ánh chính xác về chủ nhà cũng như các thành viên trong gia đình, đồng thời lại không liên quan nhiều đến thời gian (vì sao), không gian (phương vị), không cùng hệ thống tính toán nên khó xác định thời điểm ứng nghiệm. 

Phương pháp bố trí phong thủy hàng năm dựa theo phi tinh (sao bay), cho biết được thời gian (thiên vận) và không gian (địa vận) tương ứng, kết hợp với mệnh theo Cửu tinh (nhân vận), tạo nên hệ thống nhất về thiên - địa - nhân, từ đó mà có phương pháp bố trí phong thủy cho hợp lý. Con người sống trong môi trường thích hợp sẽ mạnh khỏe, đầu óc minh mẫn, luôn tươi vui, tràn đầy sức sống, từ đó mà công việc, học tập hay cuộc sống cũng tốt đẹp lên. 

Để biết mình thuộc ngôi sao nào và có cách bố trí năm 2014 hợp lý thì tính toán như sau: 

Người sinh từ 1900 đến 1999: Với nam lấy 100 - hai số cuối năm sinh rồi chia cho 9, lấy số dư. Người nữ lấy hai số cuối năm sinh - 4 rồi chia cho 9, lấy số dư. Những người sinh từ năm 2000 đến nay cũng như trên nhưng lấy số dư trừ cho 1. 

Số dư = 1, mệnh Nhất Bạch. Số dư = 2, mệnh Nhị Hắc. Số dư = 3, mệnh Tam Bích. Số dư =4, mệnh Tứ Lục. Số dư =5, mệnh Ngũ Hoàng. Số dư =6, mệnh Lục Bạch. Số dư = 7, mệnh Thất Xích. Số dư = 8, mệnh Bát Bạch. Và cuối cùng số dư bằng 9, mệnh Cửu Tử. 

Ví dụ nữ sinh năm 1988: (88-4)/9, dư 3. Vậy, ngôi sao đại diện cho nữ sinh năm 1988 năm Giáp Nhọ là sao Tam Bích. 

Hoặc có thể tra nhanh bảng sau:



Cửu tinh 2014 cho từng năm sinh 
Một số lưu ý để đạt hiệu quả trong việc bố trí phong thủy: 
- Không cần bê giường, chuyển phòng... sang các vị trí tốt như nhiều người lầm tưởng mà chỉ cần kích hoạt trường khí ở các vị trí tương ứng. 
- Sử dụng đá quý, ngọc tự nhiên vốn có nguồn năng lượng tích tụ lâu năm để sử dụng lâu dài. Nếu tham rẻ lựa chọn bột đá, nhựa ép, đá tổng hợp, nhuộm màu, hay bùa chú có tính chất mê tín, sẽ mang lại hại họa, âm khí cho căn nhà của bạn. Đá quý, ngọc tự nhiên cần có trường khí trong mức 350 đến 890MHz. Khi trường khí thấp quá sẽ không kích hoạt được mà lại gây ra tác động xấu, bất lợi cho người sử dụng. Do đó, việc lựa chọn đá là khâu rất quan trọng, nên tham khảo tư vấn của chuyên gia, hoặc mang đến phòng lab đo đạc.
- Không nên kích hoạt cả 9 cung, mà nên chọn ra 3-4 cung quan trọng và cần thiết nhất. Do đó, bạn cũng chỉ cần mua 3-4 linh khí phong thủy, và thay đổi vị trí hàng năm là được.

Sưu Tầm