PhumyGroup.com Trang chủ Bất Động Sản Tư vấn thiết kế cổng đẹp cho nhà biệt thự ... Một chiếc cổng biệt thự với thiết kế đơn giản hoặc cách điệu với nhiều ...
Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014
Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014
Thủ tục hoàn công
Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì sau khi xây nhà bạn phải làm thủ tục hoàn công.
- Hồ sơ xin xác nhận công trình hoàn công (thủ tục hoàn công):
1. Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu (1 bản chính).
2. Giấy phép xây dựng nhà ở (1 bản sao y có chứng thực sao y), kèm theo bản vẽ thiết kế xây dựng nhà (1 bản sao không cần chứng thực sao y).
3. Bản vẽ hiện trạng hoàn công (2 bản chính).
4. Bản hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề (1 bản sao) kèm 1 bản sao giấy phép hành nghề của đơn vị thi công (có thị thực sao y). Hoặc biên lai thu thuế xây dựng.
- Nơi nộp hồ sơ:
1.Tại Sở Xây dựng: đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính TP do UBND TP qui định.
2.Tại UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện.
3.Ban quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao: tất cả trường hợp xây dựng mới, công trình xây dựng tạm, sửa chữa cải tạo mà theo qui định phải xin giấy phép xây dựng trên phạm vi ranh giới khu đô thị, chế xuất, công nghiệp đó.
4.UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có qui hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.
Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm.
Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014
Bịt kín ban công sẽ gặp nhiêu rủi ro
Theo phong thủy kiến trúc nhà, việc thiết kế ngôi nhà như thế nào rất quan trọng? Nó sẽ ảnh hưởng đến việc gia đình bạn gặp phải khó khăn hay thuận lợi gì trong quá trình sinh sống?
Ở thành phố, nhiều người thường tiêu chuẩn hoá nhà ở, đa số phòng ngủ hoặc phòng khách không có ban công, có nhà lại xây ban công ở phía ngoài nhà bếp để người trong nhà có thể sưởi nắng, nhưng có nhiều gia đình lại thích xây kín ban công lại.
Việc bịt kín ban công để làm mở rộng diện tích nhà ở, có lợi cho việc ngăn chặn bụi bẩn và tạp chất từ bên ngoài bay vào nhà, thậm chí còn có tác dụng chống trộm, cũng khó có thể nói cách làm này là được ít mất nhiều, nhưng điều này lại phạm vào luật phong thuỷ, ảnh hưởng đến sự thu nạp khí từ cửa và còn rất bất lợi đối với sức khoẻ con người.
Nếu ban công bị bịt kín thì nhà ở không được thông thoáng, làm không khí trong phòng ngột ngạt, hàm lượng không khí lưu thông sẽ giảm xuống, hơn nữa, sẽ gây nên bội nhiễm cho cơ thể người, gây nên các chứng bệnh về hô hấp, bài tiết mồ hôi cho người trong gia đình, cộng thêm các thiết bị nấu nướng, lò sưởi, máy nước nóng toả ra rất nhiều khí có hại, nếu ban công bị bịt kín thì sẽ sinh ra vi khuẩn trong phòng.
Nếu sống lâu ngày trong đó sẽ dễ làm người nảy sinh ác tâm, đau đầu chóng mặt, và các chứng bệnh mệt mỏi khác. Tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời không chỉ làm giảm bớt mật độ vi khuẩn. Nhờ ánh nắng mặt trời, sức khoẻ của con người cũng tốt hơn, tinh thần phấn chấn hơn, nếu bịt kín ban công sẽ làm giảm bớt ánh nắng chiếu vào phòng, không chỉ dễ dàng bị mắc các bệnh do vi khuẩn mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và sinh ra căn bệnh còi xương.
Vì vậy, tốt nhất là không nên bịt kín ban công, nhưng cũng không vì mục đích là tận dụng nguồn ánh sáng thiên nhiên và thông gió mà lại tạo hình ban công theo kiều khoét lỗ để thể hiện phong cách châu Âu và cũng là để tăng thêm ưu điểm khi bán nhà. Ban công khoét lỗ có lợi về mặt ánh sáng và thông gió, nhưng đã phạm vào đại kỵ "Tất hạ hư không" trong phong thuỷ học. Khi người bên ngoài nhìn sang ban công, có thể dễ dàng nhìn thấy toàn bộ hoạt động bên dưới của người trong phòng, ảnh hưởng đến sự riêng tư thì không bàn tới, mà còn rất bất lợi đối với sức khoẻ và tâm lý của người trong gia đình. Chuyên gia phong thuỷ gợi ý cách làm như sau:
Một phần ba phần dưới của ban công là tường gạch, còn hai phần ba phần bên ữên là cửa sổ kính, cho nên cách tốt nhất là thường xuyên mở của sổ ra. Như vậy, không phạm phải "Tất hạ hư không" mà còn giải quyết được vấn đề thông thoáng, đồng thời không ảnh hưởng đến sự nạp khí của thuyết phong thuỷ.
Sưu Tầm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)