Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

12 tình huống giao tiếp hữu ích cho nhà lãnh đạo

Darlene Price, tác giả của cuốn sách Well Said! Presentations and Conversations That Get Results (tạm dịch: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả), cho rằng lời nói đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp. Nhà lãnh đạo sử dụng ngôn ngữ có sức thuyết phục cao sẽ tạo ra ảnh hưởng lên người khác nhằm đạt được một mục đích nào đó

1. “Điều đó không công bằng”.
Người ta thường nói câu này khi thấy một đồng nghiệp nào đó được tăng lương, được công nhận còn mình thì không. “Sẽ khó có một môi trường làm việc mà ở đó có được sự công bằng tuyệt đối”. Đây là một vấn đề nghiêm trọng nơi công sở nhưng nhân viên nên tránh nói câu này một cách trực tiếp. Thay vào đó, nên trình bày các thực tế, các trường hợp cụ thể và đưa ra những tranh luận thông minh cho đúng cấp lãnh đạo hay phòng ban có chức năng giúp mình cải thiện sự bất công.


2. “Đó không phải là vấn đề của tôi”, “Đó không phải là công việc của tôi”, hay “Tôi không được trả lương để làm việc đó”.
- “Khi người khác đưa ra cho bạn một yêu cầu, dù cho có bất tiện hay không thích hợp đến mấy thì cũng nên hiểu rằng yêu cầu đó thật sự quan trọng đối với họ. Nếu không thì họ đã không nhờ đến bạn. Một nhân viên có tinh thần hợp tác và có triển vọng bước vào vị trí lãnh đạo sẽ là người luôn quan tâm đến sự thành công của người khác”, Price khuyên. Thái độ bàng quan và chỉ chăm chăm vào công việc của mình chắc chắn sẽ làm hạn chế sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Thay vì từ chối, Price gợi ý nhân viên có thể như sau: “Tôi sẽ sẵn sàng giúp anh việc này. Nhưng hiện tôi đang rất bận với các công việc A, B, C… Vậy không biết tôi có thể tạm ngưng công việc nào để thực hiện công việc mới này?”.

3. “Tôi nghĩ là…”. Thay cho câu này, nên nói “Tôi tin rằng…”, “Tôi biết…
- ”Để thể hiện tinh thần hợp tác và làm cho người nghe tin tưởng rằng bạn là một đối tác tốt và thật sự muốn cùng họ giải quyết các vấn đề.

4. “Không có vấn đề gì” (No problem).
- Khi ai đó cảm ơn bạn, thay vì nói câu này, nên nói rằng “Tôi rất vui đã làm điều đó cho anh” (You’re welcome). Cách nói thứ hai cho thấy bạn thật sự vui khi giúp đỡ người khác và được họ cảm ơn hoặc đánh giá cao. Cách nói đầu tiên làm cho người được giúp cảm giác rằng bạn có chút gì miễn cưỡng và không mấy vui vẻ khi được họ cảm ơn.

5. “Tôi sẽ cố gắng”.
- Khi ai đó nhờ bạn một việc và nhận được câu trả lời này, họ sẽ có cảm giác lo lắng, không chắc rằng chuyện mà họ nhờ sẽ được thực hiện hay hoàn tất. Thay vì vậy, hãy nói “Tôi sẽ làm điều đó”.

6. “Anh ta thật lười biếng”, “Công việc của tôi thật là tồi tệ”, hoặc “Tôi ghét công ty này”.
- “Đây là cách nói cản trở sự phát triển nghề nghiệp nhanh nhất. Nó thể hiện sự thiếu chín chắn và mang đầy khẩu khí gây chiến”, Price cảnh báo. Price khuyên nếu có một vấn đề nào đó thật sự cần phải than phiền thì nên trình bày một cách khéo léo, cân nhắc kỹ đến cảm giác của người khác và cần thể hiện tính khách quan.

7. “Trước nay chúng tôi luôn làm như vậy”.
- “Những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất luôn đánh giá cao sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của nhân viên”, Price nói. Nên tiếp thu những ý tưởng mới của sếp hoặc các đồng nghiệp khác bằng cách nói: “Đó là một ý tưởng thú vị. Chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào?”, hoặc “Đây là một phương pháp mới. Chúng ta hãy cùng thảo luận những ưu điểm, nhược điểm của nó nhé”.

Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét