Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Móng cọc phân tích và thiết kế

Móng cọc phân tích và thiết kế của thầy Vũ Công Ngữ được viết rõ ràng sách được chia làm 5 chương như sau :


Lời nói đầu 
Chương 1. Tổng quan về móng cọc 
Chương 2. Cọc chế sẵn 
Chương 3. Cọc nhồi 
Chương 4. Tính toán cọc làm việc đồng thời với nền 
Chương 5. Một số phương pháp thí nghiệm cọc 
Chương 6. Lựa chọn giải pháp móng cọc 
Phụ lục 1. Tính nén lún và sức chống cắt của đất 
Phụ lục 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức chịu tải của cọc 
Phụ lục 3. Một số phương trình xấp xỉ 
Phụ lục 4. File số liệu 
các ví dụ GRL-WEAP Tài liệu tham khảo Nhiệm vụ của móng cọc là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất dưới và xung quanh nó. Móng cọc là một trong những loại móng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Móng cọc đã được sử dụng rất sớm từ khoảng 1200 trước, những người dân của thời kỳ đồ đá mới của Thụy Sỹ đã biết sử dụng các cọc gỗ cắm xuống các hồ nông để xây dựng nhà trên các hồ cạn (Sower, 1979). Cũng trong thời kỳ này, người ta đóng các cọc gỗ xuống các vùng đầm lầy để chống quân xâm lược, người ta đóng các cọc gỗ để làm tường chắn đất, dùng thân cây, cành cây để làm móng nhà… Ngày nay, cùng với tiến bộ về khoa học kỹ thuật nói chung móng cọc ngày càng được cải tiến, hoàn thiện, đa dạng về chủng loại cũng như phương pháp thi công, phù hợp với yêu cầu cho từng loại công trình. Sự phát triển của kỹ thuật làm cọc đã sản sinh không ngừng các kiểu cọc mới, điều đó đã mở ra cho việc thiết kế móng cọc nhà đặc biệt là cao tầng một địa bàn rộng rãi, khiến cho người thiết kế có thể lựa chọn được những loại cọc có tính năng kỹ thuật tốt hơn, lợi ích kinh tế cao hơn.

Thầy Vũ Công Ngữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét