Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột kilômét, cọc H, mốc lộ giới, gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng, và các đường nằm trong hệ thống đường tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên-sau đây gọi là các tuyến đường đối ngoại (Hiệp định GMS-CBTA;các thỏa thuận trong ASEAN và các thỏa thuận quốc tế khác).
Điều 3. Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
3.1 Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
3.1.1 Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
3.1.2 Tín hiệu đèn hoặc cờ;
3.1.3 Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
3.1.4 Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
3.2 Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người sử dụng đường phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4.1 Đường cao tốc (ĐCT) là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định;
4.2 Quốc lộ (QL) là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;
4.3 Đường tỉnh (ĐT) là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính củtỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh;
4.4 Đường huyện (ĐH) là đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện...
Mã tiêu chuẩn: | QCVN 41/2012 Kỹ Thuật Đường Bộ. |
Nhóm tiêu chuẩn: | QCVN |
Tên văn bản(Tiếng Việt) | QCVN 41/2012 Kỹ Thuật Đường Bộ. |
Tên văn bản(Tiếng Anh) | |
Ngày ban hành: | 2012 |
Ngày hết hiệu lực: | |
Cơ quan ban hành: | Chưa rõ |
Người ký duyệt: | TTTT |
Download tài liệu: | Download |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét