1. Không nên dùng Bê tông lót đá 4X6
Bê tông lót dùng để làm gì?
- Bê tông lót dùng để lót nền đất trước khi đổ bê tông móng. Bê tông lót có nhiệm vụ làm sạch đáy bêtông móng. Bê tông lót phải đặc chắc, không bị phá hủy dưới tác động của môi trường chung quanh (dòng chảy, nước ngầm, công trình bên cạnh thi công…)
- Nếu bê tông lót bị phá hủy, đá 4x6 chui vào đất nền sẽ gây lún cho công trình.
2. Đổ bê tông lót lúc nào?
- Khi thi công móng có diện tích lớn như móng băng, hay móng bè, thời gian đào đất khá lâu đất nền có thể bị suy yếu, nên cần thiết xử lí đất nền và lớp bê tông lót như sau:
- Đào đất xong hết diện tích móng, vét toàn bộ bùn đáy móng và đổ bê tông lót. - Đào đất từng khu vực, đến đâu vét bùn và đổ bê tông lót ngay lập tức, lớp bê tông lót này bảo vệ lớp đất mới đào, không cho bị phá hủy hay lắng đọng bùn. Đây là giải pháp tốt hơn.
3. Không nên dùng bê tông lót đá 4x6:
- Thông thường ta dùng bê tông đá 4x6 để làm bê tông lót trước khi đặt thép đổ bê tông móng đá 1x2.
- Thực tế hiện nay lớp bê tông này thườn được xếp đá rồi dùng vữa xi măng tô lên phía trên, đầm tay sơ sài khó kiểm soát chất lượng.
- Từ đó cho thấy lớp bê tông này không thể gọi là bê tông được vì có nhiều lỗ rỗng. Có thể tạo ra sự lún do lớp lót, vì đất dưới đáy móng chui lên chiếm chỗ rỗng trong bê tông đá 4x6.
- Đặc biệt khi có lực ở cột gia tăng đột ngột – như lực động. Thì có khả năng gây lún tức thời, do các viên đá 4x6 chuyển dịch.
- Mặt khác về sau, nếu bên cạnh có công trình thi công, khi đào móng có thể gây phá hoại lớp lót này, gây lún thêm cho công trình.
- Do đó không nên dùng bê tông lót đá 4x6 mà nên dùng bê tông lót đá 1x2 trộn và đổ tại chỗ.
- Có người chọn bê tông lót đá 4x6 dày 200mm là không hiệu quả, không kinh tế, mà gây bất tiện cho thi công, có thể làm kém an toàn cho công trình.
- Không được dùng bê tông gạch vỡ, vì chất lượng gạch vỡ còn kém hơn đá 4x6.
4. Lớp Bê tông bảo vệ Móng và Cổ Cột.
- Móng và cổ cột là phần ngầm của công trình, sau khi thi công thì lấp đất ngay, đất ẩm nên rất khó kiểm tra bằng mắt và các dụng cụ thử nghiệm.
- Đáy móng thường nằm dưới mực nước ngầm nên khi thi công bê tông khó đạt được yêu cầu kỹ thuật.
- Cổ cột cũng luôn ở trong môi trường ẩm ướt và đôi khi trong nước ngầm, nước thải có hóa chất ăn mòn tông.
- Chúng ta cũng thường ít chú ý tô hồ để bảo vệ cổ cột, nên khoảng 10 năm sau thì lớp mặt ngoài của bê tông có thể bị mục.
- Do đó, lớp bê tông bảo vệ rất quan trọng, ta nên chọn chiều dày của lớp bê tông bảo vệ móng >= 7cm và cổ cột là >= 5cm
5.Dùng cát phủ đầu cừ tràm- Một việc làm tai hại.
- Móng gia cố cừ tràm được sử dụng rất lâu đời và qua thực tế nhiều công trình tuổi thọ trên 50 năm. Hiện nay, có giả pháp đóng xong cừ tràm thì phủ lên 1 lớp cát dày 10cm, có người lót lớp cát dày 20cm hay hơn nữa. Công việc này có thể gây lún cho công trình vì:
+ Dưới áp lực đáy móng, cát có thể chui xuống bùn bên dưới hay chui vào lớp bê tông lót có độ rỗng bên trên.
+ Do dòng chảy, cát có thể dịch chuyển.
+ Do công trình lân cận đào móng, lớp cát phủ đầu cừ tràm này có thể bị sụp lở.
+ Chiều dày lớp cát đệm thi công không đều nhau có thể tạo lún không đều.
- Ngoài ra việc phủ cát là móng không liên kết với khối cừ tràm, nên có độ cứng nền-móng bị giảm yếu, do đó có thể bị rung động khi xe chạy bên cạnh. Mặt khác do ảnh hưởng của lực xung động, lớp cát đệm đầu cừ tràm có thể bị chảy làm gia tăng độ lún và sự rung động công trình.
- Vậy thì nhất thiết phải đặt đầu cừ tràm lớp bê tông lót, để lực đứng và lực ngang truyền từ móng sang khối cừ tràm, để móng và cừ tràm tạo thành 1 khối chịu lực, không được có lớp cát ở trung gian.
Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét